Theo WHO (World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới), bệnh đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Theo thống kê trên toàn thế giới hiện có hơn 50 triệu người có thị lực dưới 2/10 do đục thủy tinh thể. Hàng năm có thêm khoảng 20 triêu người mất thị lực vĩnh viễn do đục thủy tinh thể.
Nếu như trước kia, đục thủy tinh thể là bệnh “đặc quyền” do tuổi già thì ngày nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, hiện số người trẻ mắc bệnh đục thủy tinh thể chiếm khoảng 30% số bệnh nhân. Tỷ lệ bệnh có xu hướng trẻ hóa do tác động bởi lối sống chủ quan, thiếu ý thức chăm sóc mắt, môi trường ô nhiễm
Thủy tinh thể mờ đục sẽ gây suy giảm thị lực
Thể thủy tinh có vai trò như một thấu kính hội tụ giúp ánh sáng sau khi đi qua võng mạc được hội tụ đúng giác mạc. Thành phần cấu tạo chủ yếu của thủy tinh thể là nước và protein.
Trong đó, 35% là protein giúp thủy tinh thể luôn trong suốt. Ngoài nhiệm vụ hội tụ ánh sáng, thủy tinh thể còn có nhiệm vụ điều tiết (phồng lên hay xẹp xuống) giúp mắt nhìn xa hoặc nhìn gần rõ nét.
Dưới tác động của môi trường như: tia cực tím, các chất độc hại….khiến protein trong thủy tinh thể bị kết tủa hoặc thay đổi trật tự cấu trúc, từ đó co cụm lại hình thành những vùng đục, cản trở, uốn cong ánh sáng khiến hình ảnh không hội tụ đúng được trên võng mạc.
Điều đáng nguy hiểm là bệnh đục thủy tinh thể không hề có triệu chứng rõ ràng, chỉ đến khi bệnh quá nặng, suy giảm thị lực nghiêm trọng thì người bệnh mới đi khám.
Vì thể khi gặp những triệu chứng như: nhìn mờ như trong sương, ban đêm thấy đèn có quầng sáng bao quanh, khó phân biệt màu sắc…bạn nên đến khám ngay tại các bệnh viện mắt uy tín. Hiện nay phương pháp tối ưu nhất để điều trị bệnh đục thủy tinh thể là phẫu thuật.
Lối sống và ô nhiễm khiến bệnh đục thủy tinh thể trẻ hóa
Môi trường ô nhiễm, lối sống buông thả (hút thuốc, sử dụng chất kích thích, sử dụng thiết bị điện tử không kiểm soát…), tâm lý chủ quan thiếu ý thức chăm sóc mắt là nguyên nhân khiến tỷ lệ bệnh đục thủy tinh thể có xu hướng trẻ hóa. Những nguyên nhân này đẩy nhanh quá trình lão hóa mắt, khiến đục thủy tinh thể ngày càng trẻ hóa.
Tỷ lệ bệnh đục thủy tinh thể ngày càng trẻ hóa cũng do sự gia tăng của các bệnh lý dễ dẫn đến đục thủy tinh thể như đái tháo đường, cận thị… Đặc biệt lối sống buông thả (hút thuốc, béo phì, thức khuya, ít vận động), môi trường ô nhiễm, thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử…khiến giới trẻ ngày càng gia tăng tỷ lệ mắc đục thể thủy tinh.
Cụ thể, đục thủy tinh thể có thể xảy ra sớm hơn 10 năm và dễ dàng tăng nặng với người bị cận thị; còn với bệnh nhân tiểu đường, đục thủy tinh thể là một trong hai biến chứng nguy hiểm nhất.
Nguyên nhân hình thành đục thủy tinh thể ở người trẻ
– Thiếu vitamin cần thiết cho mắt như E, A, B2 và các nguyên tố vi lượng như phốt pho, kẽm, canxi…
– Sự gia tăng nhiệt độ ngoài trời do trái đất ngày càng nóng lên.
– Ô nhiễm không khí, khói bụi làm thiếu oxy, dẫn đến sự gia tăng natri, acid lactic và giảm vitamin C,…dẫn tới dễ bị đục thể thủy tinh.
– Không bảo vệ mắt, để mắt tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím.
Làm gì để hạn chế đục thủy tinh thể?
– Đeo kính mát khi ra đường để bảo vệ mắt khỏi tia cực tím.
– Nếu thị lực kém, hạn chế lái xe vào ban đêm.
– Thường xuyên kiểm tra mắt định kỳ.
– Làm việc, học tập trong môi trường đủ ánh sáng.
– Thường xuyên xét nghiệm các bệnh như đái tháo đường, cận thị…
– Thường xuyên ăn thực phẩm bổ dưỡng cho mắt.
– Hạn chế ăn đồ chiên xào, đồ cay, nóng. Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích.
– Không tùy ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn Quy Nhơn